Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết để rước thêm nhiều tài lộc

17 Tháng Mười Hai, 2022 Tác giả: Nguyễn Văn Hiên

Tóm tắt nội dung

Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết cũng là một việc làm vô cùng quan trọng song song với việc trang trí bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật ngày Tết. Cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu cách bày ban Thần Tài – Ông Địa ngày Tết sao cho đón được nhiều tài lộc trong năm mới sắp tới.

1. Trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết gồm những gì?

Để trang trí được ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết chúng ta cũng chỉ cần chuẩn bị một số thứ cơ bản, quen thuộc, cái quan trọng đó là đầy đủ, thành tâm thì ắt sẽ có nhiều tài lộc.

1.1. Mâm cúng

Mâm cúng trong việc trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài được chia ra làm nhiều thời điểm ví dụ như 23 tháng Chạp, ngày 30 Tết, cỗ mặn, mâm ngũ quả để bày xuyên suốt Tết…

23 tháng Chạp

Vào ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng Ông Táo về trời, do đó cũng là thời điểm thích hợp để dâng một chút lễ lên bàn thờ Thần Tài để mong cầu và báo cáo những công việc kinh doanh buôn bán đến chư vị thần linh.

Cách tràng trí bàn thờ ông địa - thần tài

Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

Về lễ vật thì mâm cúng Ông địa – Thần tài ngày 23 tháng Chạp không nên quá cầu kì, chỉ nên đơn giản như cúng ngày rằm, mùng một, chúng ta nên để dành sự cầu kì cho mâm ngũ quả. Vật phẩm trên mâm cúng Ông Địa – Thần Tài ngày 23 tháng Chạp có thể bao gồm như:

  • Gạo, muối
  • Trầu cau
  • Thuốc lá
  • Hoa tươi
  • Hoa quả, bánh kẹo đơn giản
  • Nước ngọt, cà phê, trà…
  • Nếu gia chủ có điều kiện có thể sắp thêm bộ Tam Sên, tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích vì bộ Tam Sên nên để dâng lên ban thời Thần Tài vào ngày 30 tháng Chạp sẽ hợp lý hơn và tránh lãng phí. Tuy nhiên tùy vào vùng miền và phong tục điều này có thể thay đổi

30 tháng Chạp

30 Tháng Chạp hay có thể gọi là 30 Tết là thời điểm chuyển khắc giữa năm cũ và năm mới, do đó cần sắp những mâm lễ một cách trang trọng lên để trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài để thê hiện những ngưỡng vọng tốt đẹp tới bậc thần linh, thay lời thỉnh cầu một năm mới buôn bán may mắn, phát tài.

Mâm cúng vào ngày 30 tháng Chạp chia ra làm 2 mâm, một mâm lễ dùng để bày biện trang trí xuyên suốt Tết, một mâm cỗ dùng để dâng lên có thể mặn hoặc chay.

Cách tràng trí bàn thờ ông địa - thần tài

Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết với nhiều sắc màu rực rỡ

Với mâm lễ thì nên là mâm ngũ quả, tùy thuộc vào vùng miền mà có thể dùng những loại quả khác nhau. Tuy nhiên có một lưu ý là mâm ngũ quả trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài nên có kích thước nhỏ, phù hợp với không gian của bàn thờ, không nên làm lớn, ảnh hưởng đến bố cục của toàn bộ ban thờ.

Ngoài mâm ngũ quả thì trên bàn thờ Ông Địa cũng phải có thêm một số lễ vật khác như:

  • Tiền vàng, nếu là tiền vàng mã dành riêng cho Ông Địa – Thần Tài thì càng tốt
  • Hoa tươi, nên là một loài hoa rực rỡ sắc màu, ít mùi. Một số gợi ý có thể là hoa hồng đỏ, hoa đồng tiền, hoa cúc…
  • Trầu cau (thay trầu cau mới ở mâm hôm 23 tháng Chạp)
  • Thuốc lá
  • Tiền lẻ hoặc có thể dùng đồng 50.000VNĐ với màu đỏ mang ý nghĩa may mắn
  • Một đĩa gạo, một đĩa muối (cái này cũng là thay mới từ hôm 23 tháng Chạp)
  • Bánh kẹo các loại (bánh kẹo hôm 23 tháng Chạp có thể hạ xuống thụ lộc hoặc để gọn ra một góc nếu còn thừa chỗ, mục đích cho ban thờ đa dạng và đẹp hơn)
  • Nếu cốc hoặc đèn dầu

Xem thêm: Sắp mâm cúng ông địa – thần tài ngày tết như thế nào để tiền tài đầy đủ

Cách tràng trí bàn thờ ông địa - thần tài000

Vàng mã thần tài trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

Ngoài ra những vật phẩm đồ thờ vẫn trưng trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài như chóe thờ, kỉ nước, ống hương… Cần phải được vệ sinh sạch sẽ và thay thế những thứ bên trong như gạo, muối, rượu…

Ngoài mâm lễ thì cũng nên cúng Tất niên Thổ Địa – Thần Tài. Mâm cúng Tất Niên Thổ Địa – Thần Tài thì cũng tương tự như mâm cúng tất niên trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên không thể thiếu được Bộ Tam Sên bao gồm: Thịt heo luộc (quay) để nguyên miếng, 3 con tôm, 3 quả trứng (Bộ Tam Sên có thể thay đổi tùy theo văn hóa vùng miền). Bộ Tam Sên theo truyền thống là đại diện cho Thổ, Thuỷ và Thiên.

Ngoài ra có thể cúng thêm chuối chín vàng vì Ông Địa rất thích ăn chuối. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào quan niệm vùng miền vì miền Nam Bộ thường kiêng cúng chuối vì đọc chệch thành “chúi”

1.2. Trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài bằng Hoa

Hoa trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết như đã nhắc ở trên, nên lựa chọn những loài hoa rực rỡ sắc màu đón Tết, giống màu áo của Thần Tài.

Tuy nhiên việc chọn hoa trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết cần có một số lưu ý sau:

  • Không nên chọn những bông nở to, đây có thể là những bông hoa đã nở hết cỡ và bắt đầu bước sang quá trình tàn. Việc dùng hoa để trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài là một quá trình dài suốt ngày Tết, do đó cần chọn những bông hoa chưa nở, tránh việc hoa tàn trong mấy ngày Tết gây ra những điều xui xẻo.
  • Nên tránh các loài hoa có mùi quá nồng hoặc những loài hoa có màu trắng muốt, dễ liên tưởng đến những việc tang thương.
  • Lọ hoa trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài nên có kích thước vừa đủ, thậm chí nên nhỏ hơn ngày thường vì vào ngày này số lượng vật phẩm trên bàn thờ nhiều hơn mọi ngày, chúng ta nên cân đối không gian.

Cách tràng trí bàn thờ ông địa - thần tài

Hoa trang trí trên ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết cần được chọn lựa kĩ càng

Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới

1.3. Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài bằng đèn

Để tăng thêm không khí ngày Tết trên ban thờ Ông Địa – Thần Tài thì chúng ta có thể thêm các loại đèn. Ngoài các loại đèn truyền thống như đèn dầu, đèn điện quả nhót thì cúng ta hoàn toàn có thể trang trí thêm các loại đèn nháy trên ban thờ Thần Tài.

Tuy nhiên việc thắp đèn dầu trên ban thờ Thần Tài trong ngày Tết cần một số lưu ý về an toàn vì vào thời điểm này số lượng vật phẩn trên ban khá nhiều, dễ bắt lửa và gây ra cháy nổ. Việc chăng nhiều loại đèn điện cũng tiềm ẩn nguy cơ chập cháy trong những ngày Tết.

1.4. Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết bằng những vật phẩm khác

Ngoài những vật phẩm thờ truyền thống thì ngày Tết đến cũng là thời điểm thích hợp để thỉnh thêm những vật phẩm phong thủy khác dâng lên bàn thờ thần tài. Chúng ta có thể kể đến một số vật phẩm như sau:

Cóc ngậm tiền

Cóc ngậm tiền hay còn gọi là Cóc thần tài, Thiềm Thừ là một trong những linh vật rất quen thuộc trên bàn thờ thần tài, có tác dụng thu hút tài lộc, may mắn.

Thiềm Thừ được miên tả như những loài cóc thông thường nhưng có 3 chân, miệng có thể ngậm một đồng tiền hoặc không, hai bên chân vắt hai xâu tiền vàng hoặc đang ngồi trên đống vàng.

Tỳ Hưu

Cùng với Thiềm Thừ thì Tỳ Hưu cũng là một trong những linh vật quen thuộc trên ban thờ Thần Tài. Tỳ Hưu là một trong những người con của Rồng. Tỳ Hưu có sở thích ăn vàng ăn bạc, lại không có hậu môn để nhả ra nên Ngọc Hoàng giao cho việc thu hút quản lý tài lộc.

Bát tụ tài

Bát tụ tài hay còn được gọi là bát nước thả hoa là một vật phẩm thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ Thần tài, Ông địa.

Theo quan điểm phong thủy, nước là yếu tố tượng trưng của hạnh phúc, là điềm tốt lành có thể mang lại nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Bát tụ tài tượng trưng cho việc mong cầu làm ăn buôn bán cũng như cuộc sống có nhiều tài lộc và may mắn.

Bắp cải phong thủy

Dân gian quan niệm bắp cải có hình dáng của túi đựng tiền với phần lá mở rộng, phần cuống bó hẹp với ngụ ý thu hút tiền tài và giữ lại cho gia chủ.

Bắp cải phong thủy được cho là có tác dụng và ý nghĩa giống với các loại tiểu lộc bình nhưng dễ dùng và gọn nhẹ hơn khi trưng bày bên cạnh bàn thờ thần tài.

 Dây hoa mai

Dây hoa mai hay còn gọi là dây ngũ phúc hoa mai thịnh vượng. Đây là vật phẩm phong thủy kết hợp từ 5 đồng tiền hoa mai. Mỗi đồng vàng trên xâu này đều mang ý nghĩa khác nhau

2. Hướng dẫn trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị hết những vật phẩm cần thiết để trang trí bàn thờ

Bước 2: Dọn dẹp, rút chân nhang

Lưu ý trước khi dọn dẹp, rút chân nhang thì người thực hiện phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, tiến hành khấn, xin phép thì mới được làm. Bài văn khấn Nội thất Minh Đường xin được phép để ở cuối bài viết.

Bước 3: Dọn dẹp lại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài, lau sạch bụi bẩn, rác thải, tàn nhang…

Bước 4: Bày biện, trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài

Một mẹo nhỏ cho ai muốn trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài đẹp đó là hãy phân bàn thờ theo bố cục và các lớp. Sau đó khi trang trí hãy nhớ nguyên tắc: Vật phẩm cao thì ở đằng sau (như lọ hoa, ống hương…) còn vật phẩm thấp thì ở đằng trước (mâm ngũ quả, chóe thờ, mâm bánh kẹo rồi mới đến kỉ nước, bát tụ tài hay Bộ Tam Sên và những món ăn của mâm cúng.

Cách tràng trí bàn thờ ông địa - thần tài

Một góc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa khia chưa dọn dẹp

3. Một số điểm cần lưu ý khi trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

3.1. Những điều cần lưu ý khi trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

  • Khi cúng Thần Tài nên có bài văn khấn
  • Lưu ý sắp xếp các vật phẩm thờ cúng, lọ hoa, đèn dầu… môt cách hài hòa và đẹp mắt
  • Vật phẩm dâng lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài không càn quá cầu kì, sang trọng nhưng phải đầy đủ và cốt là ở cái tâm
  • Khi dọn dẹp ban thờ Ông Địa – Thần Tài chú ý phần nền dưới ban thờ, sau một năm sử dụng, thờ cúng thì có thể đây là nơi có rất nhiều bụi bẩn thậm chí côn trùng.
  • Lau rửa bàn thờ Ông Địa – Thần Tài nên sử dụng nước thơm hoặc nước ngũ vị để tẩy uế
  • Chọn ngày đúng, ngày chuẩn để dọn dẹp, trang trí ban thờ Ông Địa – Thần Tài

3.2. Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

  • Không để những vật nhọn trỏ và bàn thờ Ông Địa – Thần Tài
  • Khi lau dọn nên hạn chế tối đa việc xê dịch bát hương
  • Tuyệt đối không được lau dọn, quét nhà vào ngày mùng 1 Tết
  • Không sử dụng khăn bẩn để dọn dẹp ban thờ

4. Văn khấn lau dọn, trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

– Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Tín chủ con là:… Ngụ tại:…

– Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ… (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày (ngày dọn dẹp, tính theo âm lịch), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) – để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý: Nội dung bài văn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép

5. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.

Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,… 

Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.

Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.

Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng

Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng

Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0913.339.889

Liên kết với chúng tôi:

Facebook: Không gian thờ Minh Đường

Twitter: Nội thất Minh Đường

Instagram: Noithatminhduong

Pinterest: Nội thất Minh Đường

Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc

Tôi là Nguyễn Văn Hiên - chuyên gia tư vấn của Nội Thất Minh Đường. Với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế, thi công không gian thờ tự, nhà thờ gỗ tại miền Bắc. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình học tập, tiếp thu được suốt nhiều năm qua sẽ giúp đỡ được gia chủ, quý khách hàng và tất cả mọi người trong việc lựa cải thiện không gian thờ cúng, tâm linh của gia đình.

    Đăng ký nhận tư vấn

    captcha

    Liên hệ