Ý nghĩa của những món đồ thờ trong phong thủy và tâm linh

25 Tháng Hai, 2023 Tác giả: Nguyễn Văn Hiên

Tóm tắt nội dung

Thờ cúng là nét đẹp truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Đồ thờ cúng được biết đến là phương tiện kết nối giữa hai thế giới, thể hiện sự thành kính, lòng hiếu thảo đến ông bà tổ tiên. Vậy mỗi món đồ thờ cúng có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng nội thất Minh Đường tìm hiểu về ý nghĩa đồ thờ cúng qua bài viết này nhé.

1. Văn Hoá thờ Cúng Tại Việt Nam.

1.1. Giới Thiệu Qua Về Văn Hoá Thờ Cúng Của Người Việt.

Người Việt chúng ta, ngoài tục thờ cúng ông bà tổ tiên thì nhiều gia đình còn thờ các chư vị thần linh, thờ Phật, những người có công với đất nước,… để thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn những người đã khuất. Cùng với đó, con cháu còn mong cầu một cuộc sống may mắn, hạnh phúc được phù hộ độ trì.

Chính vì vậy, mỗi một đối tượng thờ cúng chúng ta lại có một ban thờ riêng, mỗi phong tục lại có những bộ đồ thờ riêng. Trong đó, có cả những vật phẩm giống và khác nhau.

1.2. Đồ Thờ Cúng Là Gì? Giá Trị Tâm Linh Của Đồ Thờ Cúng.

Đồ thờ cúng là những vật phẩm, món đồ được gia đình sắp xếp, bày biện theo đúng quy tắc trên bàn thờ. Mỗi vật phẩm trên bàn để có những công dụng, ý nghĩa riêng. Phong tục thờ cúng đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi nhà.

Như đã nói ở phần mở đầu, thờ cúng là việc thể hiện được tình cảm, tấm lòng làm tròn chữ hiếu của mỗi người con, người cháu mà để thực hiện điều đó thì cần phương tiện kết nối giữa thế âm và dương. 

Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà mà sẽ có cách sắm sửa và trang trí khác nhau. Đây cũng được coi như là ngôi nhà, không gian riêng của những người đã khuất trong nhà.

2. Ý Nghĩa Của Những Món Đồ Thờ Cúng.

Bát Hương

Là vật phẩm dùng để cắm hương thường được đặt chính giữa bàn thờ trước lư hương. Ngoài ra nhiều gia đình sẽ thờ số lượng bát hương nhiều hơn mà từ đó bát hương có nhiều kích cỡ, mẫu mã khác nhau.

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Bát hương là trung tâm của bàn thờ

Bát Hương là một trong những vật phẩm quan trọng và không thể thiếu trên bàn thờ. Đây là nơi giáng ngự của ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản ngôi nhà. Theo quan niệm xưa, bát hương còn là nơi mời người đã khuất về dùng ăn hay cũng là nơi bắt đầu một nghi lễ hay đơn giản là dâng hương mong cầu một điều đó đến thế giới bên kia.

Chính vì có ý nghĩa đặc biệt như vậy, nên trong việc vệ sinh ban thờ, điều kiêng kị nhất đó là chính làm xê dịch bát hương, gia chủ nên ghi nhớ điều này.

Lư Hương

Lư Hương được dùng để đốt trầm mang lại mùi thơm thanh khiết, không khí linh thiêng. Theo quan niệm tâm linh, lư hương là biểu tượng của sự giàu có, vương giả, là nơi thể hiện tấm chân tình và cao quý đến với các bậc thần linh, phật. Bên cạnh đó, việc đốt trầm còn thanh tẩy xua tan vận hạn, đen đủi, đem đến tài lộc cho gia chủ, mang tới cảm giác thư thái khi hành lễ.

Đỉnh Hạc

Hình ảnh cặp chim hạc tọa trên lưng rùa là sự kết hợp hài hoà gắn kết giữa trời và đất, âm – dương, vọng – nguyệt. Hai loài vật này còn là biểu tượng của sự trường thọ, cao quý và tri thức. Đồng thời bên cạnh câu chuyện giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn của hạc và rùa thì đỉnh hạc còn là sự biết ơn, trả ơn nghĩa cụ thể là công ơn sinh thành, dưỡng dục. Đây là những giá trị cốt lõi của sự trường tồn, cũng chính là biểu tượng của bậc thần linh cao quý.

Thường trong thờ cúng, bộ đôi lư hương và đỉnh hạc khi kết hợp với nhau được gọi là bộ tam sự, là những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên tại mỗi gia đình, càng làm tôn lên sự tôn kính, linh thiêng cho ban thờ.

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Lư Hương và đỉnh hạc đại diện cho âm dương và những ngưỡng vọng tới tổ tiên

Đôi Chân Nến

Bên cạnh đó, khi kết hợp cặp chân nến cùng hai vật phẩm lư hương và đỉnh hạc thì chúng ta có bộ ngũ sự. Hai chân nến dùng để thắp sáng mang tới vẻ đẹp huyền ảo, uy nghiên. Tượng trung cho mặt trăng và mặt trời, là sự cân bằng âm – dương từ đó là thúc đẩy vạn vật sinh sôi, là ánh sáng soi đường chỉ lối, giải trừ tai ương, đem lại may mắn và phước lành cho gia chủ.

Mâm Bồng

Đây là vật phẩm dùng để bày trái cây, trầu cau, bánh kẹo mang ý nghĩa tôn trọng và biết ơn đến gia tiên và thần linh từ đó mâm bồng là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ. 

Bàn thờ sẽ có 1 đến 3 mâm bồng với nhiều mẫu mà kích thước khác nhau. Nếu thờ 3 mâm thì sẽ được đặt 1 mâm lớn ở giữa và 2 mâm nhỏ ở 2 bên.

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Mâm bồng là nơi đặt lễ dâng lên tổ tiên

Kỷ Nước

Kỷ nước trên ban thờ gia tiên có 2 loại là loại 3 chén và 5 chén. Các loại kỷ nước đều có điểm chung là số chén lẻ. Theo quan niệm từ xưa thì số lẻ là số của Trời nên dùng để thờ cúng. Thông thường kỷ nước 3 chén sẽ sử dụng cho bàn thờ gia tiên với ý nghĩa mỗi bát hương một chén nước. Còn bàn thờ thần tài sẽ sử dụng 5 chén với ý nghĩa mời ngũ vị Thần Tài và 5 Ông Địa tương ứng với ngũ phương. 

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Kỉ nước rất quan trọng trên bàn thờ

Chóe Thờ:

Được miêu tả với hình dáng của thạp đựng gạo và được bày trên bàn thờ gia tiên. Thường sẽ có 3 chiếc để đựng rượu, muối, gạo là một trong những yếu tố thiết yếu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Trong tư tưởng của người Việt, còn được tượng trưng cho lòng hiếu thảo và sự sung túc, sự sang trọng và đủ đầy.

Ống Hương:

Dù là vật phẩm không nhất thiết phải có nhưng nếu gia chủ muốn việc thờ cúng luôn đầy đủ chỉn chu thì có thể bổ sung vật phẩm này. Việc sử dụng ống hương cũng giúp cho bàn thờ trở nên ngăn nắp, gọn gàng thể hiện mình là một người cẩn thận và thành tâm.

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Ống hương giúp bàn thờ gọn gàng hơn

Đèn Dầu:

Đèn dầu là vật phẩm dùng để châm lửa thắp hương, thể hiện tình cảm, tâm tư của người sống đến người đã khuất trong gia đình. 

Là vật giữ lửa, soi sáng không gian thờ mang lại sự ấm cúng, linh thiêng. Bên cạnh đó,  mọi người thường sử dụng như vật pháp khí xua đuổi tà khí.

DÝ nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Đèn dầu là biểu tượng của trí thức và sự soi sáng

Bộ bát đũa thờ cúng

Bộ bát đũa thờ cúng là cách để con cháu của thế hệ hiện tại thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và bậc tiền tổ. Trần sao âm vậy, lòng hiếu thảo được thể hiện qua những mâm cơm dâng lên mời gia tiên mong mọi người ở thế giới bên cũng được ấm no. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa về sự tròn đầy, sự yêu thương gắn kết các thành viên trong gia đình.

Bát thờ sẽ có lượng là 6 bát sử dụng để đựng cơm trắng dâng lên vào các ngày giỗ chạp, rằm, mùng 1 hay lễ Tết..

Đũa thờ cũng sẽ có số lượng tương ứng với bát thờ, đây sẽ là loại đũa chỉ dành riêng cho việc thờ cúng mà không sử dụng chung với đũa dùng hàng ngày. 

Việc bày trí bát đũa thờ cúng ngoài thể hiện lòng hiếu thảo thì còn có tác dụng trang trí, tô điểm cho không gian thờ.

Ý nghĩa của đồ thờ chuẩn phong thủy

Bát đũa thờ đại diện cho những bữa ăn, lòng hiếu thảo của con cháu

Lọ Hoa

Hoa luôn là biểu tượng của thịnh vượng, sự đâm chồi, nảy nở. Việc có thêm lọ hoa tươi trên ban thờ sẽ giúp gia tiên lưu giữ và hội tụ những sinh khí tốt đẹp của trời đất, mang đến vượng khí, tài lộc cùng với đó là sự an lòng của những người đã khuất.

3. Ý Nghĩa Của Một Số Món Đồ Dâng Lên Bàn Thờ.

Thắp hương: 

Nén hương đại diện cho tâm hồn, tình yêu và lòng thành kính. Việc thắp hương như lời cầu nguyện và mong ước giúp các thành viên trong gia đình luôn bình an. Là điểm tựa, niềm tin vào những điều tốt lành trong cuộc sống.

Việc thắp hương còn giúp cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhàng, giảm bớt phiền não. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ cảm thấy sự an yên, tĩnh lặng trước những bộn bề của cuộc sống hàng ngày.

Thắp hương cũng chính là nghi thức giúp thế giới âm và dương được kết nối, nghe những lời thỉnh cầu, những tâm tư, tấm lòng thành trao gửi.

Nến:

Nến cũng được biết là vật giữ lửa trên bàn thờ, khi đốt trên bàn thờ trong các dịp đặc biệt sẽ là cách tạo sự kết nối vô hình đó cũng chính là lý do mà bàn thờ hiện nay đều không thể thiếu nến. 

Ngọn lửa thắp sáng thể hiện được tính trang nghiêm, mang lại cảm giác ấm cúng như chính tấm lòng của con cháu dành đến ông bà tổ tiên. Nến tượng trưng cho sự trân trọng và lòng biết ơn.

Trầu Cau:

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau đã trở thành sự khởi đầu các lễ nghĩa của người Việt từ hàng ngàn năm nay. Tục ăn trầu trở thành nét đẹp văn hoá, nếp sống đẹp, luôn có mặt ở khắp các sự kiện quan trọng như cưới xin, tế tự, tang lễ, nhập trạch,…. Việc dâng lễ trầu cau trên bàn thờ đại diện cho sự kính trọng và thể hiện lòng thành kính.

Rượu:

Việc dâng rượu trong các buổi thờ cúng đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành truyền thống văn hoá tâm linh của dân tộc ta. Rượu đại diện cho sự chân thành và lòng thành kính và từ đó rượu là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu. 

Ngoài ra, theo quan niệm xưa rượu có ý nghĩa hoá giải hung khí, bảo vệ sức khỏe đem lại hạnh phúc viên mãn cho gia đình.

Bát đĩa:

Như đã nói ở trên bát đĩa đại diện cho sự cảm thông, đồng cảm và sự gắn kết. Đây cũng là vật phẩm không thể thiếu trong mỗi mâm cơm biểu trưng sự no đủ, ấm êm. Bát đũa thờ  tượng trung cho linh khí của trời và đất, thể hiện sự chu đáo và chỉn chu của con cháu khi chuẩn bị mâm cơm thắp hương.

Thuốc lá:

Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh ban thờ Thần Tài Ông Địa luôn có hình ảnh ông Địa gắn điếu thuốc lá hay trong lễ vật dâng đều không thể thiếu thuốc lá đơn giản thì theo tương truyền ông Địa có sở thích hút thuốc lá. Vì vậy, gia đình thờ ông thì không bao giờ có thể thiếu đi món đồ lễ là thuốc lá.

Trên bàn thờ gia tiên, lễ vật vẫn được sắp xếp có thuốc lá vì tổ tiên thường có thói quen hút thuốc. Theo quan niệm, trần sao âm vậy thì nên cúng thuốc lá để gia tiên có thể sử dụng hoặc tiếp tục với thói quen này. Ngoài ra đây cũng được coi là một tục lệ truyền thống của văn hoá thờ cúng.

4. Cách Chọn Món Đồ Thờ Cúng Phù Hợp.

  • Với sự đa dạng của các đơn vị trên hiện trường hiện nay, bên cạnh những đơn vị uy tín, có tâm có tầm thì cũng không tránh khỏi những đơn vị cung cấp các sản phẩm kém chất lượng. Để chọn đồ thờ cúng thì việc đầu tiên là phải lựa chọn được cửa hàng, showroom lớn có địa chỉ rõ ràng, uy tín.
  • Tham khảo tài liệu về ý nghĩa của các vật phẩm, có thể nhờ sự tư vấn của người am hiểu hoặc nhân viên của cửa hàng về các thông tin của sản phẩm: kích thước, cách bày trí sao cho phù hợp bàn thờ, nhu cầu và điều kiện của  gia đình.
  • Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm thờ cúng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gốm, gỗ, đồng. Khi lựa chọn chất liệu thì chúng ta cần cân nhắc ưu, nhược của từng dòng quan trọng không kém là phải phù hợp truyền thống, nghi thức thờ cúng của từng gia đình.
  • Để khu vực thờ tự trở nên hoàn hảo, trang nghiêm nhưng vẫn có yếu tố thẩm mỹ thì cần lựa chọn sao cho phù hợp với không gian phòng để tạo bố cục hài hoà, đồng điệu. Thờ cúng là ở cái tâm, ngoài việc sắm sửa đầy đủ bộ đồ thờ thì bản thân mỗi thành viên cũng cần trân trọng từng món đồ thờ, biết được ý nghĩa thực sự của từng sản phẩm thờ cúng. 

5. Địa Chỉ Mua Bán Đồ Thờ Theo Bộ – Theo Combo Phù Hợp Với Kích Thước Bàn Thờ.

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ mua đồ thờ theo bộ, theo combo trọn gói phù hợp với mọi nhu cầu của gia đình thì hãy để nội thất Minh Đường giúp bạn làm điều đó. Mọi sản phẩm của Minh Đường đều được sản xuất, kiểm tra kỹ càng đảm bảo từ tính thẩm mỹ lẫn chất lượng, đảm bảo truyền thống văn hoá của người Việt Nam.

Mọi sản phẩm đều mang đậm tinh hoa văn hoá của dân tộc, với bề dày kinh nghiệm thực chiến trên thị trường, nội thất Minh Đường tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng bởi đội ngũ nhân viên cùng thợ được đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu về văn hoá thờ cúng tâm linh. Nội thất Minh Đừng luôn đặt uy tín lên hàng đầu, cam kết về sản phẩm cùng chế độ bảo hành, hậu mãi cho khách hàng.

Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng:

Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng.

Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng.

Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng.

Hotline: 0913.339.889

Liên kết với chúng tôi:

Facebook: Không gian thờ Minh Đường

Twitter: Nội thất Minh Đường

Instagram: Noithatminhduong

Pinterest: Nội thất Minh Đường

Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc

Tôi là Nguyễn Văn Hiên - chuyên gia tư vấn của Nội Thất Minh Đường. Với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế, thi công không gian thờ tự, nhà thờ gỗ tại miền Bắc. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình học tập, tiếp thu được suốt nhiều năm qua sẽ giúp đỡ được gia chủ, quý khách hàng và tất cả mọi người trong việc lựa cải thiện không gian thờ cúng, tâm linh của gia đình.

    Đăng ký nhận tư vấn

    captcha

    Liên hệ