Bài cúng ông Công ông Táo 2023 – Chuẩn bị lễ cúng như thế nào?
Tóm tắt nội dung
Bài cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch đầy đủ, chi tiết nhất, chuẩn theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
1. Sự tích ông Công ông Táo
1.1. Sự tích ông Công ông Táo
Sự tích ông Công ông Táo hay sự tích Táo quân là câu chuyện dân gian về tình nghĩa vợ chồng. Đây cũng là nguồn gốc về ba vị thần Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ theo Lão giáo Trung Quốc thời xưa nhưng được dân gian Việt hoá thành câu huyền tích “hai ông một bà”.
Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao và Thị Nhi là vợ chồng, lấy nhau lâu không có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.
Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi. sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận, tự thấy mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Trên đường đi tìm vợ, lang thang phiêu bạt nên tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.
Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo. Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên gặp Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:
- Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
- Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
- Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa. được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Xem thêm: Mâm lễ cúng, văn khấn đầy đủ cúng rước ông táo về nhà
Sự tích Táo Quân về trời gắn liền với bi kịch của một gia đình
1.2. Ý nghĩa của việc cúng tiễn ông Táo về trời
Táo quân là những vị thần cai quản việc trong gia đình. Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Cúng Ông Công – Ông Táo là một việc làm rất ý nghĩa
2. Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào
Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo để đưa ông Táo về trời được cúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Tết 2023 sẽ là Thứ 7 ngày 14 tháng 1 năm 2023. Nhưng trên thực tế, nhiều gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp cũng được. Bạn có thể cúng trước từ 1 ngày đến 1 tuần nhưng tốt nhất là vẫn nên làm lễ rước ông Công ông Táo trong khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà lễ cúng ông Công ông Táo đưa ông Táo về trời trong những khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên cúng Táo Quân trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, bởi theo dân gian, sau khoảng thời gian này thiên đình đã đóng cửa, không thể đưa ông Táo về trời được nữa.
Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới
Lễ cúng Ông Công – Ông Táo được tiến hành vào trưa ngày 23 tháng Chạp hàng năm
3. Cách cúng ông công, ông táo
3.1. Cúng ông Công ông Táo ở đâu
Theo quan niệm của một số người, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà; ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Trên thực tế, không có tài liệu nào quy định phải đặt mâm ông Táo ở đâu, bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, theo quan niệm của đa số người Việt Nam, cúng bái luôn là việc yêu cầu sự trang nghiêm nên lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng, trang nghiêm.
Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.
Lễ cúng tiễn Ông Táo về trời được bày biện ngay trong bếp
3.2. Cúng ông Công ông Táo dùng mấy con cá chép
Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo để chầu trời là cá chép, với những ai không biết hoặc đang phân vân cúng ông táo cá gì thì chắc chắn là cá chép.
Người miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ được thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng.
Người miền Trung dùng ngựa bằng giấy để cúng. Còn người dân miền Nam dâng lễ vật có phần đơn giản hơn, bao gồm mũ, áo hài và cá chép giấy.
Xem thêm:
3.3 Ý nghĩa cá chép
Theo quan niệm dân gian, thả cá chép còn sống trong ngày lễ cúng ông Công ông Táo mang ngụ ý “cá hóa long”, tức là cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Từ xa xưa, rồng vốn được coi là loài vật linh thiêng, có khả năng hô mưa gọi gió nên sẽ mang đến ích lợi to lớn cho cư dân vùng nông nghiệp lúa nước. Không chỉ vậy, hình tượng cá chép vượt vũ môn còn tượng trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền bỉ không biết mệt mỏi để đi tới thành công.
Ngoài ra, cá chép còn là biểu tượng cho sự phát triển cùng khả năng sinh sôi vô cùng lớn. Thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, mong cầu sự sinh sôi, phát triển của người Việt từ xưa đến nay.
Xem thêm: Trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết để rước thêm nhiều tài lộc
3.4. Mâm đồ lễ cúng ông táo gồm những gì?
3.4.1 Mâm đồ lễ cúng ông táo tại nhà
Đồ cúng ông ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới sung túc.
Các lễ cúng ông Công ông Táo gồm:
- Mũ ông Táo 3 chiếc: Hai chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và một chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn.
- Quần áo giấy cho Táo: Hai bộ cho nam, một bộ cho nữ.
- Hài Táo quân: Hai đôi hài nam, một đôi hài nữ.
- Trái cây tươi, cau trầu tươi.
- Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.
Mâm cúng ông Táo không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ chuẩn bị, có thể làm món mặn hoặc món chay.
Mâm cúng ông Táo gồm:
- Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay).
- Xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp).
- Giò lợn luộc.
- Bánh chưng.
- Canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc).
- Rau xào thập cẩm.
- Chả rán, thịt đông.
- Một chén gạo và một chén muối.
Nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm cho mâm cúng ông Táo các món chè như chè hoa cau hoặc chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái.
3.4.2. Mâm đồ lễ cúng ông táo tại cơ quan
Theo tín ngưỡng người Việt, ở cơ quan, công ty vẫn có thần Đất, thần Bếp, thần Nhà nên vẫn cần cúng ngày này.
Để đưa ông Táo về trời cần chuẩn bị lễ cúng sau:
- 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ cho nam, 1 bộ cho nữ (gồm có áo, mũ, hài). Tuy nhiên, ngày nay để đơn giản hơn người ta thường cúng một bộ quần áo tượng trưng với đầy đủ các đồ như áo, mũ, hài.
- Một ít tiền vàng, thỏi vàng. Không nên cúng tiền âm phủ bởi theo quan niệm dân gian thì Táo Quân là các vị thần linh nên không dùng tiền âm.
- Cá chép giấy hoặc một con ngựa giấy với đầy đủ yên cương để làm phương tiện cho ông Táo lên chầu trời.
Lễ vật cần chuẩn bị:
- Trầu, cau tươi.
- Một đĩa hoa quả.
- Nhang, nến cốc.
- Lọ hoa tươi
Mâm cúng ông Táo cần chuẩn bị:
Tùy vào điều kiện kinh doanh của cửa hàng mà bạn có thể làm mâm cơm cúng nhiều hoặc ít món. Nếu điều kiện kinh doanh không tốt thì có thể nấu mâm cỗ cúng 3 món hoặc nếu có điều kiện hơn thì có thể cúng mâm cơm với những món cơ bản như sau:
- Thịt lợn luộc nguyên miếng hoặc gà luộc nguyên con.
- Giò lợn.
- Bánh chưng hoặc bánh tét.
- Xôi đỗ hoặc xôi gấc.
- Một bát canh.
- Một đĩa rau.
- Một địa muối, 1 đĩa gạo.
- Rượu, nước.
Xem thêm: Sắp mâm cúng ông địa – thần tài ngày tết như thế nào để tiền tài đầy đủ
3.4. Bài cúng ông công ông táo
Có nhiều phiên bản bài cúng ông Công ông Táo nhưng Noithatminhduong.com gửi đến bạn bài cúng ông Công ông Táo phổ biến nhất, theo đúng văn khấn cổ truyền Việt Nam:
VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO ( NGÀY 23 THÁNG CHẠP )
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ( ở tại)……………………………………………………….………..…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hội toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành
Chúng con lễ biện tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)
Lưu ý:
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời.
Lưu ý: Nội dung bài văn khấn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép.
Xem thêm: Văn khấn cúng Tất Niên ngày 30 Tết tại nhà, cơ quan, công ty
5. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twitter: Nội thất Minh Đường
Instagram: Noithatminhduong
Pinterest: Nội thất Minh Đường
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc