Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang đầy đủ, chuẩn lễ nghĩa nhất

30 Tháng Mười Hai, 2022 Tác giả: Nguyễn Văn Hiên

Tóm tắt nội dung

Rút, tỉa chân nhang bát hương dịp cuối năm là một trong những công việc quan trọng đã trở thành văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Hãy cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu cách rút, tỉa chân nhang một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1. Phong tục rút, tỉa chân nhang cuối năm

1.1. Tại sao phải rút, tỉa chân nhang chân hương cuối năm

Chân nhang, chân hương trong bát hương sau một năm sử dụng, nếu nhà nào thắp hương ít thì cũng tháng hai lần vào mùng một, ngày rằm hàng tháng, nhà nào thắp hương nhiều thì mỗi một sự kiện hay trong nhà có dịp là cũng thắp hương để tưởng nhớ và cảm ơn tổ tiên, do đó số lượng chân hương là rất nhiều, thậm chí có thể lên đến con số hàng trăm, tạo một cảm giác rất bừa bộn và khó chịu.

Ngoài ra chân hương hiện nay đều được làm từ tre, gỗ… là những vật liệu dễ cháy, khi tích tụ nhiều thì nguy cơ gây ra hỏa hoạn là vô cùng lớn khi bị tán hương mới rơi vào.

Do đó để bát hương được sạch sẽ, thông thoáng, và an toàn khi tiếp tục sử dụng trong năm tiếp theo thì cứ vào dịp cuối năm người ta lại tiến hành dọn dẹp, rút bớt chân nhang đã qua sử dụng, tiện đó dọn dẹp, bao sái lại ban thờ để tăng phần trang trọng, qua đó cũng giúp ban thờ sạch sẽ và sự thanh tịnh cần có.

Do đó rút, tỉa chân nhang cuối năm là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Cần rút tỉa chân nhang để bát hương trên bàn thờ không gây ra cảm giác khó chịu, bừa bộn

1.2. Có nên rút tỉa chân nhang thường xuyên không?

Việc rút tỉa chân nhang là việc làm nên được thực hiện thường xuyên. Khi hương cháy xong thì để lại tro tàn, đây là một trong nhiều nguyên nhân làm cho không gian thờ bị bụi bẩn. Việc rút tỉa chân nhang thường xuyên sẽ làm hạn chế tối đa bụi bẩn trong không gian thờ tự.

Có một số quan điểm cho rằng việc rút tỉa chân nhang nên hạn chế, vì để chân nhang, chân hương đầy bát hương, tầng tầng lớp lớp mới là biểu hiện của việc chăm thờ cúng, tài lộc dồi dào. Nội thất Minh Đường xin được phép không đưa ra bình luận về vấn đề này, tuy nhiên quan điểm của chúng tôi cho rằng việc để chân hương đầy bát hương chỉ nên thực hiện trên ban thờ thần tài vốn dĩ được đặt ở nơi được mọi người chú ý và có công dụng trang trí, còn trên bàn thờ gia tiên thì không nên.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Bát hương lâu ngày không được rút chân nhang còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn

Do đó việc rút tỉa chân nhang bát hương nên được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên nếu gia đình bạn là một gia đình ít có thời gian xử lý, dọn dẹp hoặc đơn giản là bát hương sau quá trình thờ cúng chưa quá đầy chân nhang thì có thể để vào dịp cuối năm, tiện công bao sái tổng thế không gian thờ tự trong nhà.

1.3. Ý nghĩa của việc rút, tỉa chân nhang cuối năm

Ngoài những ý nghĩa về việc mang tính dọn dẹp sạch sẽ không gian thờ tự thì việc rút tỉa chân nhang còn có nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và phong thủy.

Theo quan niệm dân gian bát hương không chỉ là nơi dùng để cắm những nén hương thơm, làm không gian thờ tự trở nên ấm cúng mà đó còn là nơi giao tiếp giữa hai thế giới, là nơi con cháu gửi đến ông bà, tổ tiên những ngưỡng vọng tốt đẹp, những việc làm công đức đã thực hiện được. Chính vì lẽ đó việc vệ sinh, rút tỉa chân hương trên bát hương thể hiện tấm lòng, sự quan tâm của mỗi người con cháu với việc thờ cúng tổ tiên.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Bát hương sạch sẽ, gọn gàng là biểu hiện của một không gian thờ được chăm chút cẩn thận

Theo phong thủy thì trái tim phong thủy của cả căn nhà nằm ở chính phòng thờ, mà nơi tụ khí lớn nhất đó chính là bát hương.  Việc để quá nhiều chân nhang đã qua sử dụng tại bát hương cũng làm ảnh hưởng đến việc lưu thông phong thủy trong căn nhà. Phong thủy trong ban thờ không nhất thiết phải thiên về một hành nào trong ngũ hành hay một yếu tố gì đó, phong thủy trong phong thờ cần sự cân bằng, vậy nên hãy rút tỉa chân nhang khi cần thiết, đặc biệt vào dịp cuối năm.

1.4. Rút tỉa chân nhang bát hương vào ngày nào? Trước hay sau ông Công ông Táo

Vậy tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất? Việc rút tỉa chân nhang theo thói quan và quan niệm xưa thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hoặc là những ngày sau đó, tức là vào sau ngày tiến Ông Công – Ông Táo về trời. Đây là thời điểm tốt nhất để rút tỉa chân nhang.

Tuy nhiên với một số gia đình không sắp xếp được thời gian thì có thể rút tỉa chân nhang trước ngày Ông Công – Ông Táo cũng được, miễn là có thể chọn được một ngày đẹp và Hoàng Đạo để thực hiện việc rút tỉa chân nhang này. Tuy nhiên nếu thực hiện trước ngày 23 tháng Chạp thì chúng ta cần làm lễ và khấn bái một cách cẩn thận trước khi làm.

Các bạn có thể tham khảo Ngày tốt để báo sái, rút tỉa chân nhang cuối năm Tết 2023.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Rút tỉa chân nhang nên thực hiện sau ngày cúng Ông Táo về trời

1.5. Giờ đẹp dọn ban thờ và rút tỉa chân nhang

Sau khi chọn được ngày đẹp để rút tỉa chân nhang thì việc chọn giờ đẹp cũng quan trọng không kém.

Nếu bạn rút tỉa chân nhang vào sau ngày 23 tháng Chạp thì giờ đẹp nhất chính là khoảng 12h30 đến 14h ngày 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm ngay sau lúc ông Táo về trời, do đó đây là giờ tốt, sẽ ít bị mạo phạm tới thần linh khi rút tỉa chân nhang.

Tuy nhiên nếu bạn thực hiện việc bao sái, rút tỉa chân nhang bàn thờ gia tiên vào thời điểm trước 23 tháng Chạp thì cần xem kĩ giờ Hoàng Đạo của ngày đó. Thông thường giờ Hoàng Đạo tốt nhất là trong khoảng tư 8h đến 10h sáng.

2. Cách rút, tỉa chân nhang cuối năm

Rút tỉa chân nhang trên bàn thờ gia tiên là việc làm linh thiêng, không thể làm qua loa mà phải có các bước và cách thức chuẩn xác để không mạo phạm đến thần linh cũng như ông bà, tiên tổ.

2.1. Chuẩn bị trước khi rút, tỉa chân nhang

2.1.1.   Người rút tỉa chân nhang

Rút tỉa chân nhang là việc làm trọng đại, do đó người được chọn để thực hiện việc rút tỉa chân nhang cũng phải là một người đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Người này phải có những đức tính như kiên nhẫn, tỉ mỉ đặc biệt phải chú trọng sạch sẽ và lễ nghi.

Người rút tỉa chân nhang có thể là nam giới hoặc phụ nữ cũng được. Có nhiều quan niệm không có phụ nữ thực hiện việc này vì những quan niệm mệ tín dị đoan. Tuy nhiên nên nhớ việc thờ cúng đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời xa xưa hàng ngàn năm trước, khi mà nước ta vẫn còn theo chế độ mẫu hệ, do đó quan niệm không cho phụ nữ thực hiện việc này là vô cùng sai lầm, ngược lại để phụ nữ làm công việc này mới thể hiện sự thiêng liêng và truyền thống của dân tộc.

Ngoài ra một số gia đình có điều kiện và thời gian còn có thể mời các thầy – pháp sư đến để cúng bái và tiến hành tỉa chân nhang. Tuy nhiên điều này cũng nên hạn chế, việc rút tỉa chân nhang tốt nhất nên do người trong gia đình thực hiện, đặc biệt là những người có những tính cách kể trên thực hiện là ý nghĩa nhất, thực hiện với lòng thành tâm nhất.

2.1.2.   Những thứ cần chuẩn bị khi rút tỉa chân nhang

Để tiến hành rút tỉa chân nhang được diễn ra trang trọng nhất, mỗi gia chủ cân phải chuẩn bị những vật dụng sau:

  • 2 – 3 chiếc khăn sạch
  • Nước sạch (nếu cản thận gia chủ có thể sử dụng loại nước đóng chai được bán ở tạp hóa hoặc siêu thị, sử dụng nước giếng và nước máy cũng tốt)
  • Giấy sạch
  • Ngũ vị hương: loại ngũ vị hương chuyên dùng để bao sái ban thờ (có thể thay ngũ vị bằng rượu gừng. Tuy nhiên với những gia đình có ban thờ Phật thì không được dùng rượu mà hãy dùng nước ngũ vị)
  • 1 chiếc thìa hoặc vật dụng gì đó có tác dụng xúc bớt tàn nhang ra khỏi bát hương và đương nhiên cũng phải sạch
  • Chậu hoặc bát sạch
  • Một hoặc vài tấm vải đỏ
  • Một chiếc bàn đứng đủ cao để đặt được hết các vật phẩm đồ thờ

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Ngũ vị dùng để tẩy uế, bao sái đồ thờ

2.1.3.   Lễ tỉa chân nhang gồm những gì?

Ngoài ra với những gia đình cẩn thận hoặc thực hiện bao sái trước ngày 23 tháng Chạp thì phải sắp một mâm lễ để thắp hương lên bàn thờ cần rút chân nhang.

Mâm lễ này có tác dụng “thông báo” và xin phép với thần linh, tổ tiên đang trú ngụ nơi bàn thờ về việc con cháu sẽ dọn dẹp ban thờ.

Mâm lễ này bao gồm:

  • Nến
  • Hương
  • Hoa
  • Quả
  • Thực (có thể là xôi, gà, miếng thịt mồi hoặc bánh kẹo, đồ chay như cháo chè…)

2.2. Các bước rút, tỉa chân nhang

Các bước rút tỉa chân nhang bàn thờ cuối năm cần được thực hiện chính xác theo thứ tự, không được hấp tấp, cẩu thả.

Bước 1: Xin phép Thần linh – Tổ tiên về việc làm rút tỉa chân nhang của mình

Sau khi sắp lễ và thắp hương xin phép xong, hãy tiến hành đọc bài văn khấn xin rút tỉa chân nhang cuối năm. Lưu ý đọc rành mạch, rõ ràng, đặc biệt là thông tin của gia chủ. Cách đọc không cần quá hay nhưng phải chính xác. Quý vị và các bạn có thể tìm thấy bàn khấn xin rút tỉa chân nhang ở cuối bài viết này.

Bước 2: Bắt đầu lau dọn và sắp xếp lại những món đồ thờ trên ban thờ.

Hãy bắt đầu với những món đồ thờ khác, đây là những vật phẩm có thể dễ dàng hạ xuống và tiến hành lau và vệ sinh bằng nước tầm ngũ vị. Sau đó để gọn ra chiếc bàn đứng cao và trang trọng phủ vải đỏ lên.

Bước 3: Tiến hành lau bàn thờ, hãy cẩn thận không nên làm xê dịch bát hương. Thực ra quan niệm này cũng chỉ là để cẩn thận, việc chúng ta dâng lễ và xin phép là đủ điều kiện để xê dịch bát hương rồi, nhưng nếu điều kiện cho phép thì không nên xê dịch bát hương. Và ngược lại nếu như việc lau, rút tỉa khó khăn thì có thể xê dịch bát hương ra chỗ tiện hơn để thực hiện rút tỉa chân hương.

Bước 4: Bắt đầu rút tỉa chân nhang, hãy cẩn thận và nhẹ nhàng, tốt nhất nên một tay giữ bát hương một tay rút chân nhang ra khỏi bát hương.

Lưu ý giữ lại một số lượng chân nhang cũ, thông thường người ta sẽ để lại số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Đây là điều cực kì quan trọng hãy ghi nhớ điều này.

Bước 5: Xếp lại bát hương và những món đồ thờ cúng còn lại trở lại ban thờ

Sau khi xếp xong hãy tiếp tục thắp 3 nén hương, báo cáo đã hoàn thành việc đã rút tỉa chân nhang và bao sái bàn thờ. Không quên đọc bài văn khấn rút tỉa chân nhang xong.

Bài văn khấn sau khi rút tỉa, bao sái ban thờ các bạn có thể tìm thấy ở cuối bài viết.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Nước ngũ vị dùng để bao sái đồ thờ

2.3. Xử lý chân nhang sau khi rút tỉa như nào

Sau khi rút tỉa chân nhang bàn thờ gia tiên xong, số chân nhang được rút ra các bạn hãy tiến hành gói vào giấy sạch và tiến hành hóa hết chỗ chân hương đó đi.

Tro tài gom lại có thể tiến hành bón xuống cây. Không nên bỏ xuống sông hay những dòng nước chảy vì như vậy dễ dây ra ô nhiễm nguồn nước.

Thờ cúng là việc tâm linh và cũng là việc làm Phúc – tích Đức, do đó ngay cả việc xử lý chân nhang như nào cho có Phúc có Đức thì chũng ta mới làm. Việc bỏ tro xuống sống, xuống nguồn nước có thể là việc làm truyến thống nhưng xét theo tiêu chuẩn ngày nay thì nó là việc làm không tốt, do đó không nên rắc tro xuống sông.

3. Những lưu ý khi rút, tỉa chân nhang

Khi thực hiện việc rút tỉa chân nhang cuối năm, các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người thực hiện bao sái, rút tỉa chân nhang phải ăn mặc chỉnh tề, tay phải rửa sạch. Nếu được hãy tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện việc rút tỉa chân nhang.
  • Luôn luôn giữ thái độ ổn định, thành tâm trong quá trình thực hiện việc rút tỉa chân nhang
  • Đồ dùng để rút tỉa chân nhang và bao sái bàn thờ phải là đồ mới, sạch sẽ.
  • Nếu không có nước ngũ vị thì có thể thay bằng rượu gừng, khăn dùng để lau, dọn, bao sái phải ngâm ít nhất 30 phút trong dung dịch này.

Cẩm nang cách rút tỉa chân nhang

Ban thờ sau khi được rút tỉa chân nhang

4.  Văn khấn rút tỉa chân nhang cuối năm

4.1. Bài văn khấn xin phép bao sái và rút tỉa chân nhang

Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội, họ ngoại dòng họ………………………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………… …………….……………………….……………..

Hôm nay ngày…tháng…năm…tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng nên để hương án có chút bụi bẩn.

Nay tín chủ con thành tâm kính cáo với các chư vị thần linh, gia tiên dòng họ…., chọn được ngày lành tháng tốt con xin phép được sái tịnh để ban thờ được trang nghiêm. Kính mong các chư vị chứng minh giám hộ. Mong các chư vị tạm ẩn, tạm lánh độ cho con cháu được khang trang, mỹ hảo.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết được kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn si mê, lầm lỡ kính xin các chư vị đánh chữ đại xá và tha thứ bỏ qua.

4.2. Bài văn báo cáo việc rút tỉa chân nhang và bao sái đã hoàn thành, thỉnh các Ngài về

Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại dòng họ………………………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………..……..

Hôm nay ngày…tháng…năm…con được thời khắc hoan hỉ để sái tịnh lại hương án.

Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị, các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.

Xin các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ được toàn gia an lạc, điều lành mang lại điều dại mang đi, tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.

Tâm trần con có, lễ trần con dâng. Nếu việc âm có điều gì thiếu sót, con kính xin các ngài tha thứ, chở che. Cúi xin các ngài linh thiêng giáng hạ.

Con xin kính thành cẩn cáo!

Con Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Lưu ý: Nội dung bài văn khấn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép.

Trên đây chính là đầy đủ chi tiết cách rút tỉa chân nhang cuối năm. Hy vọng quý gia chủ và các bạn đã năm được đầy đủ thông tin và thực hiện công việc này một cách chuẩn xác, đúng lễ nghi.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Nội thất Minh Đường để được giải đáp chi tiết nhất.

5. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.

Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,… 

Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.

Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.

Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng

Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng

Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0913.339.889

Liên kết với chúng tôi:

Facebook: Không gian thờ Minh Đường

Twitter: Nội thất Minh Đường

Instagram: Noithatminhduong

Pinterest: Nội thất Minh Đường

Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc

Tôi là Nguyễn Văn Hiên - chuyên gia tư vấn của Nội Thất Minh Đường. Với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế, thi công không gian thờ tự, nhà thờ gỗ tại miền Bắc. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình học tập, tiếp thu được suốt nhiều năm qua sẽ giúp đỡ được gia chủ, quý khách hàng và tất cả mọi người trong việc lựa cải thiện không gian thờ cúng, tâm linh của gia đình.

    Đăng ký nhận tư vấn

    captcha

    Liên hệ