Bàn thờ phòng khách? Có nên đặt bàn thờ ở phòng khách?
Tóm tắt nội dung
Có nên đặt bàn thờ ở phòng khách? Đời sống tâm linh và thực tại luôn gắn liền, song hành cùng nhau tuy nhiên cuộc sống ngày càng hiện đại, sự xuất hiện của những tòa nhà chung cư hay những căn nhà phố với diện tích nhỏ ngày càng gia tăng, vì thế việc đặt bàn thờ tại phòng khách trở nên phổ biến hơn. Có hay không chuyện đặt phòng thờ ở phòng khách? Cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu thêm về vấn đề này.
1. Xu hướng đặt bàn thờ ở phòng khách
Tục thờ cúng tổ tiên đã có từ rất lâu, việc này đã trở thành thói quen và in hằn vào đời sống của các thế hệ, duy trì và tiếp nối qua nhiều đời cha ông. Từ xa xưa, do tập tính sinh hoạt và điều kiện lúc bấy giờ, đặc biệt với những gia đình giàu có, việc đặt ban thờ tại nhà gỗ ba gian, năm gian vô cùng phổ biến, không còn quá xa lạ với người Việt.
Việc đặt bàn thờ ở phòng khách – gian chính của ngôi nhà không còn xa lạ với người Việt, điều này không chỉ thể hiện sự biết ơn, lòng tưởng nhớ và nỗi ngưỡng vọng của con cháu mà còn thuận tiện cho đời sống sinh hoạt, phù hợp với lối tư duy, kiến trúc nhà lúc bấy giờ.
Bàn thờ Phật trong phòng khách tại một căn chung cư
Tuy việc đặt phòng thờ ở phòng khách đã có từ xa xưa và được áp dụng rộng rãi trên mọi miền tổ quốc nhưng đối với những gia đình giàu có hay chú trọng vào việc thờ cúng thì đều mong muốn có không gian thờ riêng biệt để thuận tiện, chu toàn cho việc thờ cúng nhất.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có đủ điều kiện để có được không gian thờ tự riêng biệt, đặc biệt trong xã hội hiện đại đất chật người đông. Sự xuất hiện của chung cư, nhà phố dần chiếm thị yếu, phù hợp với đại đa số mọi người. Bên cạnh sự thuận tiện và tương thích của nhà chung cư, nhà phố thì vẫn có những nhược điểm như: hạn chế về mặt không gian, dẫn đến việc phải tích hợp phòng thờ ở phòng khách một cách bất đắc dĩ.
Bàn thờ treo tường là một giải pháp khi gia chủ muốn đặt bàn thờ trong phòng khách
Tổng quan lại, thờ cúng cốt ở cái tâm và việc thiết kế bàn thờ ở phòng khách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm sở thích, niềm tin cá nhân, điều kiện tài chính kinh tế, định hình phong cách nội thất và các yếu tố ngoại cảnh tác động nên tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn có nên để bàn thờ ở phòng khách hay không.
2. Có nên đặt bàn thờ ở phòng khách?
Cách thiết kế bàn thờ ở phòng khách không chỉ là một cách để tiết kiệm, tối ưu không gian của ngôi nhà, việc này còn đem đến khá nhiều lợi ích cho gia chủ.
Đầu tiên, việc đặt bàn thờ ở phòng khách tức là vô cùng gần với không gian sống nên việc thờ cúng trở nên dễ dàng hơn và con cháu có thể sát sao hơn trong việc thờ cúng gia tiên. Bên cạnh đó, vì bàn thờ xuất hiện ngay trong không gian sống, được quan sát mỗi ngày nên thuận tiện cho việc vệ sinh và bảo quản trong bất cứ điều kiện nào.
Tương tự như các cụ ngày xưa, cách bố trí bàn thờ ở phòng khách còn là cách gợi lại nếp sống, văn hoá, tái hiện lại phong tục của ông cha ta. Đây cũng được coi như một hình thức trang trí phòng khách, tạo cho không gian tiếp khách thêm ấn tượng.
Bàn thờ ở phòng khách là giải pháp cho những căn nhà có diện tích nhỏ
Cách bố trí bàn thờ ở phòng khách còn dựa theo phong thuỷ, cần chọn hướng tốt, hợp mệnh với gia chủ, từ đó bề trên thấy được lòng thành, kết hợp cùng linh lực phong thuỷ để thúc đẩy những năng lượng tích cực, vận khí vào nhà và các thành viên trong gia đình.
3. Các yếu tố cần xem xét trước khi đặt bàn thờ trong phòng khách
Khi bố trí bàn thờ ở phòng khách, bạn cần phải cân nhắc các yếu tố sau đây để có được phòng thờ như ý và đảm bảo về mặt phong thuỷ nhất. Vì vậy khi bố trí bàn thờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố như: không gian – kích thước phòng khách, nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo, phong cách thiết kế nội thất của phòng khách.
3.1 Không gian và Kích thước Phòng khách.
Vì phòng khách chính là gương mặt của của căn nhà nên từ khi có ý định đặt bàn thờ ở phòng khách, gia chủ phải cân nhắc việc phân chia không gian và kích thước phòng để thuận tiện nhất cho việc tiếp khách và thờ cúng của gia đình, tránh việc không gian tiếp khách quá lấn át và góc thờ phụng quá nhỏ hẹp, mất đi vẻ đẹp tâm linh và thể tổng hòa của cả căn phòng.
Thông thường bàn thờ sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, ngay chính giữa phòng, không được đặt dưới xà ngang, gầm cầu thang, đối diện nhà vệ sinh và nhà bếp. Nếu gia đình sử dụng bàn thờ treo tường thì tuyệt đối phải tránh những vách cửa nhà vệ sinh, phòng bếp, phía trên trên đường ống hoặc cống thoát nước.
Một ví dụ cho thấy không gian bàn thờ chiếm diện tích quá lớn trong phòng khách
3.2 Nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo xung quanh phòng khách
Về ánh sáng, lý tưởng có ánh sáng tự nhiên luân chuyển trong căn nhà, ánh sáng tự nhiên giúp căn phòng tràn đầy sức sống và như được làm mới, bên cạnh đó, điều này cũng tương tự như việc đón lộc vào nhà. Tuy nhiên, tránh những góc bàn thờ bị ánh nắng chiếu trực diện và quá gắt, theo tâm linh thì dễ phạm với bề trên, thực tế thì việc ánh nắng chiếu thẳng vào bàn thờ trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ bàn thờ.
Về ánh sáng nhân tạo, bạn nên duy trì ở mức trung bình, lượng ánh sáng nhân tạo không quá nhiều gây chói và tạo cảm giác căng thẳng, cũng không nên tiết kiệm mà làm quá ít, gây cảm giác tù túng, đè nén, âm u cho không gian linh thiêng này. Có thể cân nhắc ánh sáng vàng để mang đến hiệu ứng ấm áp cho căn phòng.
Bên cạnh đó, tránh những ánh sáng loè loẹt hoặc quá nhiều màu sắc gây phản cảm, mất đi sự linh thiêng, thanh khiết của chốn phụng thờ.
3.3 Phong cách thiết kế nội thất của phòng khách
Một yếu tố không thể bỏ qua, vô cùng quan trọng, tạo nên tổng thể thống nhất đó chính là phong cách thiết kế của nội thất. Phong cách của ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng sẽ được gia chủ định hình ngay từ ban đầu, dựa vào sở thích cá nhân mà xác định đâu là phong cách mình muốn.
Việc có được phong cách thiết kế nội thất không chỉ thể hiện cái gu của mỗi cá nhân, điều này còn giúp ngôi nhà hoàn hảo hơn về phần nhìn. Đối với không gian thờ, không chỉ đảm bảo tính linh thiêng mà còn phải bám sát theo phong cách nội thất chung của cả ngôi nhà.
Nếu như bạn theo phong cách hiện đại nên chọn những kiểu dáng ban thờ như ban thờ triện, đơn giản nhưng vô cùng ăn khớp, hoặc bạn theo phong cách truyền thống thì những bàn thờ hay sập thở đục nổi sẽ hợp hơn.
4. Chọn bàn thờ cho phòng khách
Sau khi cân nhắc các yếu tố khi đặt bàn thờ ở phòng khách thì việc chọn lựa bàn thờ quan trọng không kém. Bàn thờ được ví như cầu nối giữa các thế hệ gia đình, giữa cõi âm và cõi dưỡng nên khi lựa chọn không thể sơ sài và thiếu kiến thức. Nếu như bạn chưa biết cách để chọn được bàn thờ như ý, phù hợp với gia đình thì Nội Thất Minh Đường gửi đến bạn một số lưu ý sau.
4.1 Chất Liệu
Vì bàn thờ là vật án ngữ tâm linh, sử dụng qua nhiều đời nên không thể chọn chất liệu kém chất lượng. Tiêu chí chọn gỗ phải dựa trên điều kiện kinh tế mỗi gia đình, tuỳ thuộc vào độ quý hiếm của loại gỗ mà giá thành có thể chênh lệch. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên chọn gỗ thịt, tránh những gỗ pha tạp chất, gỗ dác hay gỗ ép vì chất lượng kém, không có khả năng chịu được ảnh hưởng từ môi trường và tuổi thọ không cao.
Có khá nhiều loại gỗ trên thị trường, phải kể đến như gỗ hương, gỗ sồi, gỗ mít,… những loại gỗ này đều có ưu nhược điểm riêng nhưng đều phù hợp để chọn làm bàn thờ. Ngoài ra, quy trình xử lý gỗ cũng phải được sát sao để cho ra gỗ đạt chuẩn: chịu được thời tiết nóng ẩm, hanh khô ở ba miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam.
4.2 Kích Thước
Việc lựa chọn kích thước bàn thờ không chỉ xét mỗi yếu tố: chọn sao cho vừa kích thước căn phòng mà còn dựa vào thước Lỗ Ban. Dù là ban thờ đứng hay ban thờ treo đều cần có kích thước chuẩn với cung tốt. Hơn thế nữa, bàn thờ phải cao hơn đầu người để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với tổ tiên, ông bà. Không nên chọn bàn thờ quá thấp, đây là điều kiêng kỵ trong văn hóa tâm linh.
Minh Đường xin gợi ý một số kích thước bàn thờ thuộc cung đẹp sau đây:
Bàn thờ treo tường
- Chiều sâu bàn thờ 480mm tượng trưng cho hỷ sự và chiều dài 880mm tượng trưng cho tiến bảo.
- Chiều sâu là 495mm và chiều rộng 950mm mang ý nghĩa tài vượng.
- Bàn thờ có chiều sâu 560mm chiều rộng 950mm mang ý nghĩa tài vượng.
- Bàn thờ có chiều sâu 610mm tượng trưng cho Tài Lộc và chiều rộng 1070mm với ý nghĩa Quý Tử.
Bàn thờ treo tường cho những phòng khách chung cư
Tủ thờ
- Tủ thờ có chiều ngang 107cm thích hợp với những căn hộ diện tích bé. Chiều sâu của tủ nên để là 48cm hoặc tối đa là 61 cm.
- Tủ thờ có chiều ngang 127 cm, 133 cm với chiều sâu là 61cm hoặc 67cm.
- Tủ thờ có chiều ngang 148 cm, 153 cm, 167 cm. Chiều sâu có thể chọn 61cm, 67cm, 69cm: Đây là tủ thờ cho những căn hộ diện tích trung bình.
- Tủ thờ có chiều ngang 175cm, 193cm. Chiều sâu của tủ là 81cm, 87cm, 88cm, 89cm: Tủ thờ này dành cho những không gian thờ cúng có diện tích lớn.
4.3 Phù hợp với phong cách thiết kế của phòng khách
Khi lựa chọn đặt ban thờ ở phòng khách, ngoài các yếu tố liên quan về chất liệu, kích thước thì kiểu dáng cũng là điều mà tất cả mọi người đều quan tâm. Việc định hình phong cách kiến trúc ngôi nhà ngay từ đầu cũng giúp xác định được kiểu dáng ban thờ phù hợp.
Với những ai theo phong cách hiện đại, tối giản như monochrome, tân cổ điển, indochine,.. thì lựa chọn ban thờ triện, ban thờ treo khá phổ biến và hợp lý. Ban thờ triện không quá cầu kỳ và chú trọng về mặt trang trí hoạ tiết, các điển tích, hoạ tiết trên sản phẩm khá đơn giản, không bị “đồ sộ” và tương thích với lối kiến trúc của ngôi nhà.
Bàn thờ trong phòng khách phải hài hòa với không gian
Với những ai yêu thích sự truyền thống thì bàn thờ, tủ thờ hay sập thờ đục nổi sẽ được lựa chọn nhiều hơn. Điểm nhấn của các mẫu bàn thờ này là phần dạ được đục nổi thủ công vô cùng cầu kỳ và tinh xảo. Từng đường nét, hoạ tiết được người thợ đục thủ công 100% với những họa tiết mang tính hữu linh như tứ linh, mai điểu,…
Cách bố trí bàn thờ ở phòng khách khá quan trọng phần kiểu cách, chọn được một bàn thờ tương thích với không gian kiến trúc không chỉ thể hiện được sự quan tâm đến việc thờ cúng mà còn khẳng định gu thẩm mỹ, con mắt nghệ thuật của gia chủ.
Tham khảo những mẫu bàn thờ gỗ tại Nội thất Minh Đường
5. Những lưu ý về việc đặt bàn thờ trong phòng khách
Cũng giống như những gia đình có phòng thờ riêng biệt thì việc đặt bàn thờ ở phòng khách cũng có những lưu ý sau
5.1. Vệ sinh và Bảo trì Thường xuyên:
Nếu bạn không có phòng thờ riêng biệt và lựa chọn cách bố trí bàn thờ ở phòng khách thì nên lưu ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh.
Vì ở phòng khách sẽ mở cửa chính và cửa sổ nhiều để đón khách và lấy nguồn ánh sáng tự nhiên nên bụi bẩn dễ xâm nhập, gia chủ nên lưu ý lau dọn hằng ngày. Tuy nhiên khi lau dọn cần chú ý không được xê dịch các vật phẩm trên ban để tránh mạo phạm đến bề trên. Bên cạnh đó, không nên lau bằng khăn ẩm ướt thường xuyên vì ảnh hưởng đến chất lượng gỗ, gây mốc, hoặc bay màu sơn. Bạn nên sử dụng những khau lau chuyện biệt, khăn khô hoặc những cây phất trần để loại bỏ bụi bẩn.
Với những ngôi nhà diện tích nhỏ, khi bố trí bàn thờ cần lưu ý đến các giải pháp thoát khói hương để tránh trần nhà bị ố vàng. Gia chủ có thể lựa chọn các tủ có nóc hoặc tấm kính che phía trên.
5.2. Bảo vệ khỏi ánh nắng trực tiếp và độ ẩm
Việc thiết kế bàn thờ ở phòng khách không tránh khỏi việc bị ánh nắng chiếu trực tiếp và bị ảnh hưởng bởi độ ẩm khi trời nồm( đặc biệt là miền Bắc sau khi Tết). Chỉ nên mở cửa sổ để lấy ánh sáng lúc ánh sáng dịu, tránh những thời điểm quá gắt trong ngày tránh trường hợp bạc màu sơn của bàn thờ.
Đối với những gia đình tại miền Bắc, khi trời nồm dễ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ, bàn thờ dễ bị mốc,… Bạn có thể bật điều hoà hoặc máy hút ẩm để giảm độ ẩm trong không khí, từ đó kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
5.3. Bảo quản đúng cách khi không sử dụng
Ngoại trừ những ngày cúng, giỗ, ngày sóc, ngày vọng,…cần thắp hương, dâng lễ thì phần lớn các ngày trong năm đều không “sử dụng”, gia chủ nên lưu ý cách bảo quản và vệ sinh định kỳ cho bàn thờ.
6. Kết luận
Thờ cúng cốt ở tâm nên dù gia chủ có sắp mâm cao cỗ đầy, phòng thờ lớn hay nhỏ thì tâm vẫn là quan trọng nhất. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi có nên để bàn thờ ở phòng khách hay không thì bạn nên cân nhắc điều kiện hiện tại của gia đình.
Nếu như lựa chọn căn hộ hoặc nhà phố diện tích bé thì việc đặt bàn thờ ở phòng chính hoàn toàn được, không ảnh hưởng đến phong thuỷ hay mạo phạm đến thần linh, gia tiên. Cái cốt vẫn là ở tâm mỗi người, dù ở phương xa, tha hương cầu thực hay nhà cao cửa rộng, chỉ cần thành tâm thì ắt sẽ được chứng giám.
Tuy nhiên, phòng thờ ở phòng khách hay phòng thờ riêng biệt đều phải cân nhắc những yếu tố mà Minh Đường đã liệt kê ở trên để không ảnh hưởng đến phong thuỷ của cả ngôi nhà. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị chuyên thi công nội thất phòng thờ chuyên nghiệp để hỗ trợ phần việc này.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twitter: Nội thất Minh Đường
Instagram: Noithatminhduong
Pinterest: Nội thất Minh Đường
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc