Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên là gì? Tại sao người Việt lại thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam còn thờ cúng những ai khác?
Tóm tắt nội dung
Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên là gì? Tục thờ cúng đã có từ rất lâu, ăn sâu vào tiềm thức người Việt, nhưng nguồn gốc và ý nghĩa có lẽ vẫn còn nhiều người chưa rõ. Cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu
1. Nguồn gốc của việc thờ cúng tại Việt Nam
Việt Nam là một nước vô cùng đa dạng về tín ngưỡng cũng như tôn giáo. Tuy nhiên phổ biến hơn cả đó chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tục thờ cúng tổ tiên đã có từ rất lâu với nhiều ý nghĩa nhân văn
Thờ cúng tổ tiên là bao gồm tất cả các hành động, hình thức, lễ nghĩa, cúng bái, thắp hương… với một mục đích duy nhất đó chính là thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn đến tổ tiên. Song song với đó việc thờ cúng tổ tiên cũng thể hiện ước vọng được che chở, phù hộ của tổ tiên đến đời con cháu hiện tại sao cho công việc làm ăn ổn định.
Tổ tiên ở trong văn hóa người Việt là những người đầu tiên của gia tộc, dòng họ, được thần thánh hóa. Người Việt Nam tin rằng sau khi mất đi thì linh hồn của tổ tiên vẫn còn tồn tại, có năng lực phù hộ độ trì cho con cháu, và con cháu cũng phải có nghĩa vụ thờ cúng như một cách biết ơn và đề cao chữ Hiếu.
Phụng sự tổ tông là biểu hiện của những người con có hiếu
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã bắt nguồn từ lâu, từ thời Văn Lang, Âu Lạc nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào thời điểm Đạo Phật và Nho Giáo du nhập vào Việt Nam với việc đề cao chữ Hiếu và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.
Ngoài thờ cúng tổ tiên là hệ thống tín ngưỡng lớn nhất tại Việt Nam thì người Việt còn thờ Phật, thờ thần linh và một số hệ thống tôn giáo khác.
2. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh mang tính tín ngưỡng của người Việt. Đây hoàn toàn không thuộc về một tôn giáo nào, điều đó có nghĩa là mọi người Việt, mọi tôn giáo đều có thể thờ cúng tổ tiên mà không có một điều cấm kị gì.
Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên cũng rất giàu tính nhân văn. Trong cuốn Việt Nam Phong Tục của nhà nghiên cứ văn hóa Phan Kế Bính đã khẳng định việc thờ cúng, phụng sự tổ tiên không phân biệt giàu nghèo, nhà nào khá giả thì làm to, nhà nào không có thì làm nhỏ, miễn là xuất phát từ lòng thành tâm.
Về mặt tâm linh thì việc thờ cúng tổ tiên thể hiện những ngưỡng vọng tốt đẹp của con cháu đến với tổ tiên, mong cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho công danh, sự nghiệp, sức khỏe và may mắn.
Qua việc phụng sự và thờ cúng tổ tiên cũng thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam, giúp anh em trong dòng tộc đoàn kết, bày tỏ lòng hiếu thảo đến với những công ơn sinh thành, những người đã dưỡng dục.
3. Văn hóa thờ cúng của người Việt thờ cúng những ai?
Như đã nói ở trên thì Việt Nam là một nước vô cùng đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng. Do đó việc thờ cúng cũng chia ra nhiều loại.
Thờ cúng thần linh
Tục thờ thần linh được cho là bắt nguồn từ thưở sơ khai, khi con người sợ hãi những hiện tượng thiên nhiên do đó lập đàn thế thờ cúng thần linh với mong muốn mưa thuận, gió hòa.
Để nói về việc cúng thần linh trong văn hóa người Việt thì vô cùng phức tạp. Tuy nhiên trong thờ cúng trong các gia đình thì có thể dễ dàng thấy được trong việc số lượng bát hương trên ban thờ.
Bàn thờ cúng thần linh
Bàn thờ thần linh như đã nói sẽ rất phức tạp nếu bóc tách ra cụ thể cùng với rất nhiều đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên trên ban thờ trong các gia đình thường có 3 bát hương. Trong đó một bát hương được dành để thờ thần linh, những người thuộc về trời.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, những người kinh doanh buôn bán hay tiểu thương thì cũng thường thờ thần tài và ông địa với mong muốn buôn may, bán đắt.
Một số gia đình cũng thờ mẫu, thờ thánh trong nhà hay đặt một chiếc miếu thờ nhỏ bên cạnh một chiếc cây thiêng cũng là một hình thức thờ cúng thần linh.
Thờ cúng Phật
Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất Việt Nam, đi vào từng ngóc ngách hay phong tục nhỏ nhất. Do đó không quá khó hiểu khi tại Việt Nam có rất nhiều gia đình mặc dù không có người xuất hành đi tu theo đạo Phật nhưng vẫn thờ Phật trong nhà với ước vọng tìm đến nơi bình yên, thoát khỏi trốn sân si.
Tục thờ Phật phát triển nhanh vào đời nhà Trần, khi mà thời điểm đó các Thiên Hoàng sau khi nhường ngôi cho con sẽ chọn cách đi tu, tâm hướng về Phật.
Bàn thờ cúng Phật
Nếu đặt bàn thờ Phật trong nhà thì bàn thờ Phật sẽ nằm bên trái, còn bàn thờ gia tiền sẽ nằm ở bên phải. Điều này tránh cho căn nhà rơi vào trạng thái m thịnh, Dương suy rất nguy hiểm cho phong thủy.
Tục thờ cúng Phật trong văn hóa người Việt cũng rất đa dạng như thờ Phật Quan Thế m, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Thích Ca hoặc là có thể thờ Tam Thế Phật.
Thờ cúng tổ tiên
Đương nhiên rồi, việc thờ cúng tổ tiên luôn là hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Không kể sang hèn, giàu nghèo thì trong nhà luôn luôn phải có một ban thờ cúng gia tiên.
Người Việt có phong tục thương nhớ, tiếc thương và thể hiện chữ Hiếu đến với cội nguồn. Và dường như nỗi nhớ này thiêng liêng hơn qua phong tục thờ cúng tổ tiên.
Ban thờ gia tiên với đầy đủ các món đồ thờ cúng
Thờ Thần Tài – Ông Địa
Thờ Thần Tài – Ông Địa cũng là một nhánh của thờ thần linh, nhưng phong tục thờ này phổ biến hơn cả. Bằng chứng là ở trong mỗi một gia đình có người làm ăn, buôn bán hay trong mỗi công ty thì đều có bàn thờ Thần Tài với những món đồ thờ cúng vô cùng đa dạng và bắt mắt.
Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài
Thần Tài và Ông Địa được cho rằng rất hiền lành, thoải mái và vô tư, trên môi luôn luôn có nụ cười. Trong nhiều ấm phẩm đồ thờ cúng Thần Tài ta thường thấy hình ảnh Thần Tài và Ông Địa được vây quanh bởi một lũ trẻ con nghịch ngợm nhưng các Ông vẫn cười và cưng chiều bọn trẻ.
Thờ cúng theo hệ thống tôn giáo khác
Việt Nam là một đất nước tự do và đa dạng tôn giáo, trong đó có một số đạo chính thống như Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài…
Mỗi một tôn giáo lại có một cách thức thờ cúng khác nhau nhưng điểm chung là đều thần thánh hóa một đối tượng nào đó cùng với đó là một hệ thống giáo lý nhằm hướng con người ta đến với những điều tốt đẹp.
3. Kết
Để có được một không gian thờ cúng chuẩn lễ nghi, phong thủy. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm tổng hợp những Bộ đồ thờ cúng Gốm Bát Tràng chất lượng tại Nội thất Minh Đường
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twitter: Nội thất Minh Đường
Instagram: Noithatminhduong
Pinterest: Nội thất Minh Đường
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc