Cúng thanh minh ngoài mộ cần chuẩn bị những gì? Văn khấn Thanh Minh Tảo Mộ

1 Tháng Tư, 2023 Tác giả: Nguyễn Văn Hiên

Tóm tắt nội dung

Cúng Thanh Minh ngoài mộ hay còn gọi là lễ Tảo Mộ là một phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động này thể hiện tình hiếu thảo, quan tâm và phụng sự tổ tông, tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến những người đã mất trong dòng họ. 

1. Lễ cúng Thanh Minh ngoài mộ là gì? Ý nghĩa của việc cúng thanh minh ngoài mộ

Tết Thanh Minh là ngày thể hiện đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn’ của dân tộc Việt, là ngày lễ quan trọng, dù đi ngược về xuôi, con cháu ở đâu cũng gắng về bên gia đình để góp công sức, tỏ lòng thành kính, thành tâm báo hiếu và dọn dẹp mộ phần gia tiên vào ngày này. 

“Thanh” là khí trong, “minh” là sáng sủa – thanh minh nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng. Tiết thanh minh được tính sau ngày Lập xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Đối chiếu với ngày dương lịch thì ngày Tiết tính theo hệ mặt trời có chênh một ngày. Bởi vì, theo lịch dương cứ bốn năm thì nhuận một ngày – tức tháng hai có 29 ngày, thay vì 28 ngày. Tiết Lập xuân bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch; còn tiết Đông chí bắt đầu vào ngày 22 hoặc 23 tháng 12 dương lịch.

Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2023 (ngày 15/2/2023 nhằm Ngày Quý Tỵ, tháng Ất Mão, năm Quý Mão).

1.2. Ý nghĩa của việc Tảo Mộ – Cúng Thanh Minh ngoài mộ

Tết Thanh Minh đã đi vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt, dù đi xa, làm ăn thành công đến nhường nào, tới ngày này luôn cố gắng tề tựu bên gia đình, cùng nhau ra mộ để sửa sang, dọn dẹp mộ phần. 

Cúng Thanh Minh - Tảo mộ ngoài trời cần chuẩn bị những gì? Văn khấn thanh Minh ngoài mộ

Thanh Minh cũng là dịp mà để trẻ em, cháu nhỏ trong nhà nhận mộ tổ tiên (ảnh một gia đình người gốc Hoa đón Thanh Minh)

Ngày Thanh Minh như một lời nhắc, một hoạt động phụng sự tiên tổ, thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về cội nguồn của con cháu. Người ta thường nói, sống vì mồ mả, ai sống vì chén cơm nên việc phụng dưỡng gia tiên không chỉ dừng ở việc chăm lo, chu toàn cho phòng thờ mà ngay cả nơi mộ phần cùng được chăm sóc. 

Cúng Thanh Minh - Tảo mộ ngoài trời cần chuẩn bị những gì? Văn khấn thanh Minh ngoài mộ

Dọn dẹp mộ phần là công việc thường làm vào dịp Thanh Minh

Mỗi ngôi mộ được coi như là ngôi nhà của ông bà, cha mẹ dưới suối vàng, con cháu có trách nhiệm, nghĩa vụ giữ gìn, vệ sinh thật sạch sẽ, như vậy mới là tròn chữ hiếu. 

Hơn thế nữa, việc dọn dẹp, sửa mộ ngày thanh minh là cách để củng cố gia phong , tạo nề nếp, làm gương cho thế hệ con cháu trong gia đình. Ngoài ra, đây là hoạt động để mọi người đoàn kết, gắn kết nhau hơn – cũng là điều ông bà mong muốn: gia hoà vạn sự hưng. 

Cúng Thanh Minh - Tảo mộ ngoài trời cần chuẩn bị những gì? Văn khấn thanh Minh ngoài mộ

Thanh Minh là dịp để cháu con trong họ có thể gắn kết hơn

2. Thanh Minh đi tảo mộ cần những gì?

2.1. Các đồ dùng cần chuẩn bị

Thanh minh đi tảo mộ cần những gì chính là câu hỏi được nhiều độc giả tại Minh Đường quan tâm. Minh Đường xin được gợi ý bạn các đồ dùng cần chuẩn bị: 

  • Vật dụng: liềm, kéo,… dùng để cắt cỏ dại mọc xung quanh.
  • Ủng, quần dài, áo khoác,..: có những khu vực chưa được quy hoạch, cỏ mọc cao dễ có những thứ dễ gây trầy xước( mảnh sành thuỷ tinh,…), mọi người đi tảo mộ nên lưu ý vật dụng này.
  • Mâm cúng. 

Cúng Thanh Minh - Tảo mộ ngoài trời cần chuẩn bị những gì? Văn khấn thanh Minh ngoài mộ

Khi đi Tảo Mộ Thanh Minh cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, dụng cụ

2.2. Chuẩn bị mâm đồ cúng

Thanh Minh cúng gì, cần những lễ vật gì, bao nhiêu phẩm vật phẩm là đủ? Tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mâm cúng có sự khác biệt, sau đây là mâm cúng truyền thống sẽ cần: 

  • Sắm lễ hoa quả tươi. 
  • Hương ( thắp hương số lẻ).
  • Nước.
  • Trầu cau.
  • Thuốc lá. 
  • Lễ chay: chè, oản,..
  • Lễ mặn: thịt, chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng.
  • Rượu trắng (kèm chén đựng rượu 5 cái). 
  • Nến cốc màu đỏ. 
  • Vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến. 

3. Thực hiện lễ cúng Thanh Minh ngoài mộ

3.1 Thực hiện lễ cúng Thanh Minh ngoài mộ như thế nào?

Sau khi dọn dẹp, làm sạch khu vực mộ phần, kế đến là phần lễ. Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh.

Khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. 

Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy, khi đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng. Ngoài ra cũng cần cắm những ngôi mộ gần cạnh đó mỗi mộ một nén hương để tỏ lòng kính trọng và chia sẻ sự thành kính với những ngôi mộ không được chăm sóc cẩn thận hay vô chủ, không có người viếng thăm.

3.2  Lưu ý về thời gian và địa điểm cúng

Ngày Thanh Minh diễn ra vào 15/2 âm lịch tức ngày 5/4/2023 dương lịch, gia chủ có thể tảo mộ vào những ngày trước đó( lưu ý không quá sớm) hoặc đúng ngày, tránh làm vào những ngày sau đó. 

Nếu tại mộ không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất. 

4. Các hoạt động cúng thanh minh ngoài nghĩa trang

Thanh Minh là lễ cúng ngoài trời nên không thể thiếu các hoạt động sau đây:

  • Dọn dẹp mộ phần: không chỉ vào ngày cúng chính của người đã khuất, mà Thanh Minh là dịp để con cháu dọn dẹp, sang sửa mộ phần cho gia tiên
  • Sửa mộ: Với những ngôi mộ đã cũ, xuống cấp do xây lâu hoặc điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài thì đây là dịp để sửa lại, nâng cấp “nhà” cho ông bà đã khuất.
  • Nhận mộ tổ tiên: Những người có tuổi trong họ sẽ dẫn con trẻ hoặc những con cháu xa quê đến mộ tổ tiên, cho con cháu nhận mộ tổ của mình để sau này có thể dễ dàng thờ phụng hơn

5. Văn cúng Tảo mộ – Thanh Minh ngoài mộ

Minh Đường gửi bạn văn khấn tết thanh minh ngoài mộ: 

VĂN KHẤN TẾT THANH MINH

** LỄ ÂM PHẦN LONG MẠCH, SƠN THẦN THỔ PHỦ**

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần: 

– Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày: ………………………………………………………………………………………………. 

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………………………………..

Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt..) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám. 

Gia đình chúng con có ngôi mộ của………………….. táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây 

đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình. 

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)

** LỄ VONG LINH NGOÀI MỘ **

​Nếu viết văn khấn ra giấy thì đọc, xong hoá ngay cùng tiền vàng. Trong khi đợi tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén. Đứng trước ngôi mộ và khấn:  

Nam ô A Di Đà Phật! ( 3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con Kính lạy Hương linh ………………………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo ………………………………………………………………)

Hôm nay là ngày. . …………………………….Nhân tiết:………………….…………. 

Tín chủ (chúng) con …………………………………………………………………………………………… 

Ngụ tại:………………………………………………………………………………..…. 

​Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh…………………. lai lâm hiến hưởng. 

Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. 

Con cháu chúng con xin vì chân linh ……………….. 

Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ. 

​Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh. 

​Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám. 

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)

6. Các lưu ý khi cúng Thanh Minh ngoài mộ

Thanh minh là ngày lễ hiếu đạo của toàn dân Việt, ai cũng muốn chu toàn nhất có thể, tuy nhiên để đảm bảo ngày lễ được trọn vẹn nhất, bạn nên lưu ý những điều sau đây: 

  • Lưu ý về môi trường: sau khi dọn sạch cỏ, rác ở khu vực mộ, bạn nên gom gọn vào túi rác và vứt đúng nơi quy định, tránh vứt lung tung, gây ảnh hưởng đến khu vực khác hoặc gây ô nhiễm môi trường. 
  • Lưu ý về an toàn thực phẩm và lễ Thanh Minh ngoài mộ: nghĩa trang là nơi có âm khí nhiều, bạn lưu ý nên làm sạch với những lễ vật như hoa quả, đồ mặn nên nấu lại để loại bỏ ám khí. Bên cạnh đó, vì lễ cúng ngoài trời nên dễ bị bụi bẩn bám vào lễ vật, bạn lưu ý cần làm sạch trước khi thụ lộc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, mang thai không nên đi tảo mộ. Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể người phụ nữ lúc này rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc có nhiều ở nghĩa trang.
  • Khi tảo mộ, cần chú ý xem xét bốn phía của ngôi mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.
  • Lưu ý việc đi đứng nghiêm trang, không chạy nhảy, nô đùa, không dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. 
  • Không nên dẫn trẻ nhỏ đi tảo mộ. 
  • Những người có khí trường, sức khỏe yếu thì khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi những trường khí độc.

7. Tổng kết về Cúng Thanh Minh ngoài nghĩa trang – Tảo Mộ

Lễ Thanh Minh vẫn luôn là ngày lễ truyền thống, được gìn giữ và lưu truyền nhiều đời, mang ý nghĩa cao quý và khẳng định giá trị hiếu đạo trong mỗi con người.

Minh Đường hy vọng rằng, không chỉ Thanh Minh 2023 mà các năm sau đó, mọi người vẫn gìn giữ được sợi dây tình thân, ý thức về cội nguồn, từ đó thực hiện đầy đủ các nghi thức và tuân thủ đúng quy định, góp phần rạng danh dòng tộc, tôn vinh nét đẹp của đất nước. 

Theo dõi Nội thất Minh Đường trên facebook: https://www.facebook.com/noithatminhduong.brand

Twitter: Nội thất Minh Đường

Instagram: Noithatminhduong

Pinterest: Nội thất Minh Đường

Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc

Tôi là Nguyễn Văn Hiên - chuyên gia tư vấn của Nội Thất Minh Đường. Với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế, thi công không gian thờ tự, nhà thờ gỗ tại miền Bắc. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình học tập, tiếp thu được suốt nhiều năm qua sẽ giúp đỡ được gia chủ, quý khách hàng và tất cả mọi người trong việc lựa cải thiện không gian thờ cúng, tâm linh của gia đình.

    Đăng ký nhận tư vấn

    captcha

    Liên hệ